Rượu vang công giáo
Đối với Công Giáo, rượu vang có ý nghĩa vô cùng đặc biệt và có những mối quan hệ mật thiết trong các nghi thức thờ phụng. Tại Do Thái, nơi khai sinh ra Thiên Chúa Giáo thì thời thượng cổ các vị tổ phụ của dân tộc này đã biết dùng rượu vang để làm đồ tế lễ Đức Chúa Trời . Đến khi Chúa Giêsu ra đời, rượu vang là thứ đồ uống vẫn được ngài ưa chuộng.
Khi Thiên Chúa Giáo được truyền bá qua các nước châu Âu thì nhu cầu phải có rượu vang để làm lễ dẫn đến việc trồng nho làm rượu cũng tăng theo. Các thầy dòng là những người được giao phó trách nhiệm làm rượu để dùng trong các lễ nghi tôn giáo, nhưng đồng thời họ cũng làm luôn cho họ uống và còn dư thì bán ra ngoài để gây quỹ cho các nhà thờ. Giáo hội và các nhà dòng đã thiết lập một số vườn nho về sau được ca ngợi là sản xuất ra rượu vang ngon nhất. Ở nước Pháp ngày nay, cái di sản làm rượu vang ngon do giáo hội để lại vẫn còn được thấy tại một số cơ sở lừng danh của vùng Bourgogne. Rồi cũng theo truyền thuyết thì chính ông thầy dòng có tên là Dom Pérignon, sống ở thế kỷ thứ 17 của tỉnh Reims, vùng Champagne đã là người đầu tiên sáng chế ra rượu vang sủi bọt , và nhờ ông mà bây giờ chúng ta mới có được niềm vui mở Champagne kêu lốp bốp vào các buổi lễ Tết.
Hồi TK 13 vì những lý do phức tạp của lịch sử các vị giáo hoàng đã có một thời gian chuyển sang cư ngụ tại Avignon, Pháp, Các ngài cho xây dựng một dinh thự trong tỉnh Avignon để làm nơi thiết triều, gọi là Palais des Papes và một lâu đài mới cách đó mấy chục cây số để làm chỗ nghỉ mát cho mùa hè gọi là Châteauneuf du Pape. Palais des Papes – Cung điện giáo hoàng tại Pháp Lập tức ngành công nghiệp trồng nho làm rượu ở vùng này khởi sắc và rượu vang Châteauneuf du Pape được nổi tiếng là thơm ngon kể từ đó.
Nhưng chỉ sau đó mấy chục năm , các vị giáo hoàng lại dời đô về La Mã, và dinh thự cũng như lâu đài nghỉ mất của các ngài bị rơi vào tình trạng hoang phế, điêu tàn. Ngày nay dinh thự Palais des Papes đã được trùng tu trở thành một di tích lịch sử của nước Pháp. Còn tòa lâu đài nghỉ mát Châteauneuf du Pape của Đức Giáo Hoàng thì trải qua nhiều thế kỷ bây giờ chỉ còn lại mấy bức tường thành. Nhưng rượu Châteauneuf du Pape thì vẫn tiếp tục được cả thế giới hoan nghênh vì phẩm chất đặc sắc vời của nó. Trên tất cả những chai Châteauneuf du Pape, chúng ta đều thấy có huy hiệu hay dấu ấn, gồm một chiếc mũ triều thiên tượng trưng cho uy quyền cho vị giáo hoàng ở chính giữa và 2 chiếc chìa khóa lớn gác chéo nhau ngay phía dưới, tượng trưng cho người thừa kế thánh Phêrô được giữ chìa khóa thiên đàng.
Dấu ấn này được khắc nổi ngay thân chai hoặc cũng có thể được in ngay trên nhãn hiệu. Theo luật định thì chỉ có những chai rượu được sản xuất ở bên trong ranh giới của vùng Châteauneuf du Pape mới được mang dấu ấn đó mà thôi. Tại Tây Ban Nha, vùng trồng nho danh tiếng nhất hiện giờ của Tây Ban Nha là Rioja. Vùng này xưa kia chỉ có một vùng đất hoang cằn cỗi, cho đến khi một số nhà dòng được thiết lập tại đây để các tu sĩ có nơi tĩnh tâm, thì đất xung quanh mới được họ khai phá để trồng nho làm rượu. Rồi đến khoảng TK 19 khi xảy ra dịch Phylloxera (những con bọ nhỏ li ti cắn hại rễ cây) làm chết những cây nho danh tiếng nhất của vùng Bordeaux, thì các nhà làm rượu với tài khéo chuyên môn của vùng này đành phải sang Rioja để tiếp tục nghề nghiệp của họ. Nhờ vậy những trái nho tốt của Rioja mới được kết hợp với kỹ thuật làm rượu từ Bordeaux đem tới, khiến cho rượu Tây Ban Nha bắt đầu được giới sành rượu ở khắp nơi trên thế giới biết tới và ưa chuộng. Tại Đức, một trong những vườn nho làm ra rượu Riesling rất đặc sắc là Foster Jesuitengarten đã do các cha dòng sáng lập.
Còn ở nước Ý thì kể từ khi đạo Thiên Chúa Giáo thiết lập giáo đô ở La Mã, các dấu ấn của đạo này nơi các vườn nho nhiều không kể xiết. Tại châu Mỹ, ngành công nghiệp rượu vang chỉ bắt đầu nảy nở khi các nhà truyền giáo gốc Tây Ban Nha đem các giống nho sang trồng ở các vùng đất mới, từ Tây Bắc xuống Nam Mỹ. Những ruộng nho đầu tiên tại California, phần lớn là do các sứ bộ truyền giáo của các nhà dòng thiết lập đã sản xuất ra thứ rượu vang ngon nhất ngay từ thập niên 1770. Ngày nay cái di sản đó còn càng được thấy rõ qua tên gọi của một vài nhà làm rượu nổi tiếng như St. Francis để vinh danh các nhà dòng thánh Phan-xi-cô, được cho là những người đầu tiên đem các giống nho làm rượu từ châu Âu sang trồng ở California, và qua một số địa danh để ghi nhớ các giáo sứ bộ truyền giáo như Mission Viejo chẳng hạn. Như vậy có thể nói rằng tuy Thượng Đế đã ban cho nhân loại món quà quý báu là rượu vang, nhưng giáo hội Thiên Chúa Giáo đã góp công nhiều nhất trong việc đưa món quà này đến với tất cả mọi người chúng ta ở khắp nơi trên Trái Đất.
Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của WINEZONE.vn để cập nhật các kiến thức thú vị về rượu vang.
Liên hệ với chúng tôi qua hotline 0979 317 899 – 0377 0185 85 hoặc inbox Facebook WINE ZONE để được tư vấn và đặt hàng trực tiếp.